Friday, 3 May 2024
Tư Vấn

Mẹo nâng hạn mức thẻ tín dụng nhanh chóng và hiệu quả

Việc sở hữu thẻ tín dụng có hạn mức cao giúp bạn thoải mái thanh toán mà không lo bị giới hạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nâng hạn mức thẻ tín dụng nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn nâng hạn mức thẻ tín dụng nhanh chóng.

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng (tiếng Anh: Line of credit) là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng) khi sử dụng thẻ tín dụng. Nó được xem như một khoản vay ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ dựa trên khả năng tài chính, lịch sử tín dụng của họ và tài sản đảm bảo của họ.

>>>Xem thêm: Thẻ tín dụng MB và những điều cần biết về thanh toán thẻ tín dụng

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng cơ bản thường có hạn mức tối đa 100.000.000đ còn thẻ đen có thể có hạn mức lên hàng tỷ đồng. Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về hạn mức tối đa cho từng loại thẻ và thậm chí cho từng khách hàng. Trong một số trường hợp nhất định, ngân hàng sẽ chấp nhận các giao dịch vượt quá hạn mức cho phép nhưng chủ thẻ phải trả thêm phí vượt hạn. 

Một số hạn mức thẻ tín dụng thường gặp

Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ tương ứng với hạn mức riêng và liên quan đến một số quyền lợi cụ thể như hoàn tiền, rút tiền,… Dưới đây là các loại hạn mức thông dụng của thẻ tín dụng:

Tổng hạn mức tín dụng thẻ

Tổng hạn mức tín dụng thẻ là số tiền tối đa mà chủ thẻ có thể chi tiêu trong một tháng bằng các hình thức thanh toán trực tiếp qua thẻ hoặc rút tiền mặt. 

Hạn mức giao dịch ngày

Là giới hạn số tiền mà chủ thẻ được phép sử dụng trong một ngày được tính theo mức trung bình từ tổng hạn mức tín dụng trong vòng 30 ngày. Hạn mức này giúp kiểm soát chi tiêu của chủ thẻ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Hạn mức thẻ tín dụng giúp chủ thẻ kiểm soát chi tiêu
Hạn mức thẻ tín dụng giúp chủ thẻ kiểm soát chi tiêu

Hạn mức thanh toán qua thẻ

Là số tiền tối đa cho mỗi giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng trong vòng 1 tháng. Hạn mức này giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp chủ thẻ thực hiện các giao dịch lớn bất thường.

Hạn mức rút tiền mặt

Đây là hạn mức tối đa chủ thẻ có thể rút tiền mặt từ máy ATM hoặc qua quầy giao dịch bằng thẻ tín dụng. Thường thì hạn mức rút tiền mặt thấp hơn hạn mức mua sắm và có thể áp dụng lãi suất cao hơn cùng với các khoản phí liên quan.

Hạn mức hoàn tiền

Hạn mức hoàn tiền là số tiền tối đa mà chủ thẻ tín dụng có thể được hoàn lại theo tỷ lệ % khi sử dụng thẻ để thanh toán cho các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng hoặc một quý). Hạn mức này áp dụng cho sàn thương mại điện tử, quán cà phê, nhà hàng,…

Bật mí mẹo giúp nâng hạn mức thẻ tín dụng nhanh chóng

Nếu bạn có ý định nâng hạn mức thẻ tín dụng, hãy siết chặt chi tiêu và cẩn thận hơn trong việc sử dụng thẻ. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn nâng hạn mức thẻ tín dụng nhanh chóng: 

  • Đảm bảo rằng bạn luôn thanh toán đúng hạn các khoản nợ và không để nợ quá hạn. Lịch sử thanh toán tốt có thể giúp bạn nâng cao sự uy tín với ngân hàng/tổ chức tín dụng, từ đó tăng khả năng được cấp hạn mức mới.
  • Thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để tăng tích lũy tín dụng từ đó có cơ hội được ngân hàng đề xuất nâng hạn mức thẻ tín dụng.
  • Nâng cao tài sản tích lũy để đảm bảo khả năng chi trả, giúp quá trình xét duyệt nâng hạn mức thẻ tín dụng thuận lợi hơn. 
  • Sử dụng thẻ đúng mục đích, không gian lận để tăng sự uy tín và dễ dàng được xét duyệt khi yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng. 
  • Tăng thời gian sử dụng vì ngân hàng chỉ xét duyệt những yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng sử dụng thẻ ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu khách hàng sử dụng càng lâu cơ hội được xét duyệt nâng hạn mức thẻ tín dụng càng cao. 
Thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để tăng tích lũy tín dụng
Thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để tăng tích lũy tín dụng 

Điều kiện cần thiết yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng

Để xét duyệt yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thường đánh giá dựa trên các điều kiện sau: 

  • Khách hàng chứng minh thu nhập ở hiện tại cao hơn mức thu nhập khi đăng ký mở thẻ.
  • Khách hàng chứng minh chứng minh tài sản tự sở hữu: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoặc bất động sản.
  • Khách hàng có thói quen giao dịch tích cực, có lịch sử tín dụng tốt bao gồm việc thanh toán nợ đúng hạn và đủ kỳ hạn. 
  • Sử dụng thẻ đúng mục đích và hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. 
  • Kiểm soát chi tiêu và hạn chế tối đa phát sinh nợ mới.
Sử dụng thẻ tín dụng hợp lý
Sử dụng thẻ tín dụng hợp lý

Chi tiết các bước yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng 

Khi có nhu cầu yêu cầu ngân hàng/tổ chức tài chính nâng hạn mức thẻ tín dụng, các bạn cần thực hiện các bước sau đây: 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ/hồ sơ, bao gồm:

  • CMND hoặc thẻ CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực
  • Ảnh chân dung
  • Bảo sao kê lương trong 3 tháng gần đây nhất
  • Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ,…
  • Sổ tiết kiệm hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản
  • Hồ sơ yêu cầu nâng hạn mức theo quy định của ngân hàng. 

Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ/giấy tờ, bạn gửi yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng bằng 1 trong 3 cách sau: 

  • Gửi yêu cầu trực tuyến qua website hoặc ứng dụng của ngân hàng.
  • Gọi điện đến tổng đài để yêu cầu nâng hạn mức tín dụng.
  • Gửi yêu cầu trực tiếp tại phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng. 

Bước 3: Sau khi gửi yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng đợi ngân hàng kiểm duyệt hồ sơ từ 3-5 ngày. Nếu hồ sơ được thông qua, bạn sẽ được cấp hạn mức thẻ tín dụng mới. 

Yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng bằng nhiều cách
Yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng bằng nhiều cách

Nhìn chung, việc nâng hạn mức thẻ tín dụng mang nhiều lợi ích trong việc chi tiêu và thỏa mãn nhu cầu tài chính cá nhân. Tuy nhiên, các bạn cần nắm rõ các điều kiện cần thiết và cách nâng hạn mức thẻ tín dụng hiệu quả, nhanh chóng để tiết kiệm thời gian cũng như tránh gây ảnh hưởng về sau. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ MB Bank qua hotline 1900 545426 để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm thông tin và kiến thức đầu tư tài chính, ngân hàng tại: infoFinance.vn