Tuesday, 30 Apr 2024
Tư Vấn

Xỏ khuyên vành tai, sụn tai có đau không, có nên không?

Phong cách thời trang hay các xu hướng đeo trang sức của giới trẻ ngày càng lạ và táo báo hơn trước kia, trong đó có mốt đeo nhiều khuyên tai, vậy thì xỏ khuyên tai vành tai, sụn tai có đau không, có nên không? Việc nắm bắt các xu hướng thời trang mới là tốt nhưng liệu rằng việc đeo quá nhiều khuyên tai hay xâu nhiều lỗ trên tai ở vành tai và sụn tai có ảnh hưởng như thế nào thì không phải bạn trẻ nào cũng biết. Vậy hôm nay Vangbac24h.vn sẽ giải đáp cho các bạn điều thắc mắc này, những bạn nào muốn xỏ thêm lỗ trên tai thì nên đọc nó để có những quyết định chính xác nhất.

Nên bấm lỗ tai ở vị trí nào

Việc bấm lỗ tai là một trong những việc mà cha mẹ thường làm cho con gái lúc còn nhỏ, việc bấm lỗ tai dường như được gắn liền với con gái và nam giới thì rất hạn chế. Nhưng đó là quan niệm trước kia còn hiện nay khi các phong cách, xu hướng thời trang Âu Mỹ, Hàn Quốc…du nhập thì việc nam giới hay nói rõ hơn đó là các bạn nam trẻ có xu hướng bấm lỗ tai rất nhiều.

Việc bấm lỗ tai giống như một nhu cầu làm dẹp thiết yếu hiện nay, nếu bạn muốn diện những đôi bông tai đẹp, lung linh sang chảnh thì lỗ tai là mấu chốt quan trọng. Vị trí bẫm lỗ tai trước đây hay theo như khoa học khẳng định hay qua nhiều người đã từng bấm lỗ tai thì dái tai chính là vị trí bấm lỗ tai chính, nó khiến người bấm không đau.

Nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ không chỉ bấm 1 lỗ ở dái tai mà còn bấm thêm nhiều lỗ có khi lên 7 lỗ trên sụn tai và vành tai. Việc bấm nhiều lỗ tai như vậy có thể đeo nhiều mẫu khuyên tai khác nhau tạo nên những cá tính riêng biệt. Nhưng vị trí nên bấm nhất vẫn là dái tai, vì đây là vị trí không đau, nhanh lành, ít bị nhiễm trùng còn các vị trí khác thì vẫn có thể nên nên lưu ý cẩn thận và các vị trí đó rất lâu lành và có khả năng nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Bấm lỗ tai ở vị trí nào không đau

Dường như bấm lỗ tai ở vị trí nào cũng đau vì đó là quá trình làm tổn thương biểu bì nhưng vấn đề là bấm ở vị trí nào đau nhiều và vị trí nào đau ít mà thôi. Thông thường các bác sĩ bấm lỗ tai cho trẻ nhỏ ở vị trí dái tai, cho nên có thể khẳng định đó là vị trí ít đau nhất.

Để xác định vị trí nào bấm đau nhất thì bạn có thể tìm hiểu bằng cách sờ vào tai vị trí nào mềm nhất thì vị trí đó bấm ít đau còn vị trí nào cứng sờ vào có sụn thì ở đó bấm rất đau. Ở vành tai tuy cũng mềm nhưng đây là phần nhạy cảm nhất của tai vậy nên khi bấm nó sẽ đau hơn ở dái tai. Nhưng khi bấm ở vành tai người ta thường bấm sát vào vị trí có sụn để khi đeo bông tai nặng tai không bị trịu xuống gây cảm giác đau cho người đeo.

Bấm lỗ tai lúc nhỏ sẽ ít đau hơn khi trưởng thành vì lúc nhỏ da mỏng, thịt ít nên bấm một cách nhanh chóng chỉ như kim tiêm nhưng khi lớn lên da , biểu bì dày hơn nên bấm sẽ rất đau ngoài ra khi lớn bấm lỗ tai bạn phải chịu áp lực tâm lý nên cảm giác sẽ đau hơn rất nhiều so với lúc nhỏ.

Tham khảo thêm: Bấm lỗ tai bên nào đẹp

Có nên xỏ khuyên vành tai, sụn tai không

Với xu hướng của các bạn trẻ ưa thích hay theo đuổi xu hướng thời trang cá tính, mạnh mẽ, bụi bặm thì việc xỏ khuyên vành tai, sụn tai là chuyện hết sức bình thường. Nhưng xỏ với số lỗ ít như 1 – 2 lỗ là chuyện bình thường, nếu như bạn thực sự thích thì vẫn có thể bấm  nhưng nếu như việc xỏ khuyên tai quá nhiều lỗ thì không nên một chút nào.

Biết là cá tính là nổi bật nhưng trong con mắt người khác bạn lại bị gắn mác là ăn chơi, không đứng đắn, đặc biệt là những người lớn tuổi họ có cái nhìn không thiện cảm với gu thời trang như vậy. Cá tính không chỉ phụ thuộc vào số đôi khuyên tai bạn đeo mà còn phụ thuộc vào cách ăn mặc, tính cách, tóc tai có phải chăng mọi người đang hiểm nhầm cá tính sang một sự hầm hồ nào đó.

Việc xỏ nhiều lỗ trên sụn tai, vành tai là điều không nên, nó ảnh hưởng đến các dây thần kinh, các sợi dây cảm giác ở tai, thậm chí gây biến dạng tai.

Bấm khuyên tai có nguy hiểm không

Bấm khuyên tai là một nhu cầu thiết yếu của nhiều người, đa phần các bạn nữ ai cũng có xỏ khuyên tai nhưng  chủ yếu là 1 lỗ ở dái tai. Như vậy chứng tỏ bấm lỗ tai là không nguy hiểm, nhưng nếu như bấm ở các vị trí khác thì có thể nói là nguy hiểm, đặc biệt là các bạn bấm quá nhiều lỗ tai, không biết điểm dừng thì càng nguy hiểm. Để không nói suông cho điều đó dưới đây là minh chứng cho những lời vừa nói trên.

Báo Lao động Thủ đô đã có bài viết để cảnh tỉnh giới trẻ về các trường hợp bấm quá nhiều lỗ tai, trong bài viết đã nêu cụ thể các trường hợp nhập viện do biến chứng bấm quá nhiều lỗ tai vào sụn tai.

Xo-khuyen-vanh-tai, sun-tai-co-dau-khong-nen-hay-khong
Báo lao động thủ đô đưa tin về các trường hợp tai bị hoại tử do xâu nhiều lỗ tai.

Hoặc trường hợp tai bị biến dạng, phải cắt bỏ được phóng viên kênh 14 ghi nhận.

Xo-khuyen-vanh-tai, sun-tai-co-dau-khong-nen-hay-khong
Kênh 14 đưa tin các trường hợp tai bị biến dạng do xâu nhiều lỗ tai

Vậy nên mọi người, đặc biệt các bạn trẻ nên cân nhắc thật kỷ nhu cầu xâu lỗ tai của mình, việc xâu quá nhiều lỗ dẫn đến nhiều hệ lụy rất nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân.

Xỏ khuyên vành tai, sụn tai có đau không

Như đã đề cập ở trên thì việc xâu lỗ tai ở vị trí nào cũng đau vấn đau nhưng vấn đề là xỏ ở dái tai thì đau ít, còn ở các vị trí sụn và vành có thể nói là rất đau và nỗi đau đó kéo dài rất nhiều ngày

Xỏ khuyên vành tai bao lâu mới lành

Việc đau bao lâu, bao lâu vết bấm mới lành thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của mỗi người, độ tuổi, cách vệ sinh, chăm sóc, ăn uống… nhưng thường thì bấm ở vành tai sẽ nhanh hơn so với bấm ở sụn.

Thời gian lành lỗ bấm ở vành tai là từ 8 -9 tuần, đó là thời gian nhanh nhất nếu như bạn kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh đúng cách và sạch sẽ, không có các biến chứng nào xảy ra thì chỉ cần 6 – 8 tuần là có thể tháo khuyên xỏ ra để đeo các loại khuyên tai khác.

Tham khảo thêm: Bấm lỗ tai bao lâu thì đeo khuyên được

Xo-khuyen-vanh-tai-sun-tai-co-dau-khong-nen-hay-khong
Xỏ khuyên tai có đau không

Xỏ khuyên sụn tai bao lâu mới lành

Sụn tại là khu vực cứng nhất của tai, nhiều người chọn bấm vào sụn tai, nhưng lâu ý bấm ở sụn tai nên bấm lỗ nhỏ, độ sâu vừa phải để tránh trường hợp gây tác động lên các dây thần kinh trên sụn. Thường thời gian lành vết thương và để tạo thành lỗ ở sụn tai là rất lâu. Thường từ 3 -9 tháng, với thời gian như vậy nếu như bạn vô tình hay có vấn đề gì tác động đến tai thì có thể làm tổn thương, rách tai vậy nên mọi người nhớ chú ý.

Bấm lỗ tai bị tịt phải làm sao

Nhiều trường hợp chịu đau đớn hàng tháng trời sau khi mở khuyên xỏ được một tuần hoặc 1 tháng thì lỗ bị tịt lại không thể xỏ khuyên vào được. Muốn mở lại lỗ và hạn chế lỗ không bị tịt mọi người nên lưu ý:

  • Nếu lỗ mới bị tịt thì bạn nên đến địa chỉ mình bấm để xỏ lại, trường hợp này sẽ không đau vì lỗ mới liền lại một ít.
  • Để lỗ không bị tịt thì nên tháo khuyên tai khi lỗ đã hoàn toàn lành lặn, sau khi tháo khuyên xỏ thì nên chọn một loại khuyên nhẹ, không có họa tiết để đeo vào lỗ một thời gian. Thời gian để lỗ không bị tịt lên đến 9 tháng nên mọi người lưu ý nhé.
  • Khi đeo khuyên xỏ trong quá trình chờ lành lỗ thì nên chọn thay khuyên hoặc xoay khuyên thường xuyên để diện tích lỗ rộng ra không có cơ hội dính vào nhau khi tháo khuyên cũng là cách để lỗ không bị tịt.

Tham khảo thêm: Mới bấm lỗ tai tháo ra được không

Nên bấm xỏ khuyên vành tai, sụn tai ở đâu

Nhiều bạn trẻ hiện nay chọn bấm lỗ tai ở nhưng nơi không uy tín nên đôi khi về bị nhiễm trùng, vậy nên bấm lỗ tai ở đâu để đảm bảo vệ sinh và an toàn là mối quan tâm chung của nhiều người. Dưới đây là một vài địa chỉ uy tín để bấm khuyên tai:

  • Bệnh viên nhi, bệnh viên khoa sản nơi đây có dịch vụ bấm lỗ tai cho trẻ em nên sẽ an toàn nếu bạn chọn dịch vụ tại các bệnh viện
  • Bệnh viên Tai mũi họng tư nhân: Ở đây cũng có dịch vụ bấm lỗ tai an toàn
  • Tìm đến các dịch vụ bấm lỗ tai: Trước khi bấm mọi người nên quan sát xem các dụng cụ bấm ở đó, cách nhân viên bấm vệ sinh dụng cụ như thế nào để quyết định có nên bấm hay không
  • Tiệm vàng uy tín: Tiệm vàng là nơi bấm lỗ tai lý tưởng nhất, bởi là nơi bán trang sức nên dịch vụ bấm lỗ tai cũng được chú trọng

Bấm lỗ tai kiêng gì

Để cho vết thương bấm nhanh lành, không bị đỏ, sưng mủ mọi người nên chú ý kiêng những thứ sau:

  • Kiêng ăn tôm, rau muống: Tránh để cho các vết thương bị sẹo lồi
  • Nếp, thịt gà:  Hai loại này dễ gây sưng, viêm và mũ cho lỗ bấm
  • Thịt bò: tuy đây là loại  thực phẩm giúp cho vết thương nhanh lành nhưng theo nhiều người thì ăn nhiều thịt bò sẽ làm cho vết bấm bị thâm.
  • Kiêng hải sản: hải sản nhiều đạm nhưng lại hay gây dị ứng , nếu ăn hải sản thì nhiều người bị ngứa, đỏ ở lỗ bấm , đôi khi còn bị chảy máu.
  • Măng: Măng có tính nóng, hay gây ngứa ngáy và dễ sưng mủ cho vết thương hở

Để nhanh lành vết thương, trong quá trình lành vết thương nên chọn ăn các loại thực phẩm sau:

  • Cá hồi: Loại thực phẩm tốt cho vết thương nhanh lành, chống viêm giảm xưng và chóng đau hiệu quả
  • Trái cây: lựu và cam đây là 2 loại nên ăn nhiều nhất vì đây là trái cây cung cấp nhiều vitamin, chóng oxi hóa, kháng viêm, tăng đề kháng cực kỳ tốt.
  • Rau, củ quả: Ăn nhiều rau xanh để vùng da bấm lỗ đẹp và đều màu.

Xem thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì

Cách vệ sinh lỗ tai sau khi bấm

Với lỗ tai sau khi bấm mọi người nên chú ý cách vệ sinh đúng, bởi vì rất dễ bị nhiễm trùng, để vệ sinh đúng cách mọi người nên luu ý các vấn đề sau:

  • Hạn chế sờ vào lỗ vừa bấm, nếu sờ vào thì nên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng lifeboy trước để sát khuẩn trên tay.
  • Rửa tai 2 lần một ngày, nên rửa bằng xà phòng dịu nhẹ ít chất tẩy rửa. Nhớ xoa nhẹ quanh vết bấm, không chà mạnh khiến lỗ bấm bị rách hoặc chảy máu.
  • Hoặc có thể dùng nước muối mua ở tiệm thuốc tây, sau đó dùng bông gồn thấm vào lau nhẹ xung quanh lỗ bấm.
  • Xoay hoa tai được gắn vào lỗ bấm 2 vòng , nhớ xoay nhẹ nhàng ngay sau khi tiến hành vệ sinh.
  • Khi mặc áo quần, đôi mũ hay hoạt động tránh vướng và tác động vào tai để lỗ bấm bị rách chảy máu.

Hy vọng qua những thông tin Xỏ khuyên vành tai sụn tai có đau không, có nên không các bạn trẻ đã có cách nhìn đúng đắn cho việc xâu khuyên tai. Việc xâu khuyên tai không có ai cấm cản nhưng mọi người cũng nên biết điểm dừng ở đâu, trên tai nên có nhiều nhất là 3 lỗ, nếu xâu quá nhiều lỗ nguy cơ gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Post Comment

Xem thêm thông tin và kiến thức đầu tư tài chính, ngân hàng tại: infoFinance.vn